Bài viết sau đây AVPS sẽ hướng dẫn bạn 1 số câu lệnh cơ bản để kiểm tra thông tin phần cứng trên máy chủ vật lý sử dụng hệ điều hành Linux.
1. Lệnh kiểm tra tổng thể thiết bị trên máy chủ Linux:
– Dòng lệnh Inxi sẽ hiển thị thông tin về OS, thông tin thiết bị, tình trạng Pin, CPU, Ram, Disk, các card (Network, Graphic, Audio) và nhiệt độ thiết bị: inxi -Fxz
– Cờ -F có nghĩa là bạn sẽ nhận được đầu ra đầy đủ, x thêm chi tiết và che dấu thông tin nhận dạng cá nhân như địa chỉ MAC và IP.
– Lệnh hwinfo và lshw sẽ hiển thị nhiều thông tin khác nhau (CPU, Keyboard, Mouse, Màn hình, …) ở 2 định dạng khác nhau: hwinfo –short hoặc lshw -short
2. Chi tiết CPU máy chủ Linux
– Bạn có thể xem chi tiết thông tin CPU bằng dòng lệnh lscpu hoặc lệnh lshw cũng hiển thị thông tin tương tự: lscpu hoặc lshw -C cpu
– Bạn cũng có thể rút ngắn thông tin hiển thị mong muốn bằng đầu ra đường ống grep:
– lshw -C cpu | grep product (xem thông tin chi tiết dòng đời CPU)
– lscpu | grep -i mhz (xem thông tin dung lượng CPU)
– lscpu | grep -i bogo (xem đánh giá sức mạnh CPU)
3. Memory (Ram hay còn gọi là bộ nhớ tạm thời)
– Các lệnh dòng Linux cho phép bạn thu thập tất cả các chi tiết có thể có về bộ nhớ thiết bị của bạn. Bạn thậm chí có thể xác định xem bạn có thể thêm bộ nhớ bổ sung vào thiết bị (gắn thêm ram vào khe trống) mà không cần tháo máy.
– Để liệt kê từng thanh Ram và dung lượng của nó thì bạn nên sử dụng lệnh dmidecode:
+ dmidecode -t memory (xem thông tin từng thanh Ram trên thiết bị)
+ dmidecode -t memory | grep -i size (xem kích thước từng thanh Ram)
+ dmidecode -t memory | grep -i max (xem thiết bị hỗ trợ tối dung kích thước Ram tối đa bao nhiêu)
– Bạn có thể liệt kê tất cả bộ nhớ trên thiết bị (Memory: Cache, bios) bằng dòng lệnh lshw: lshw -short -C memory
– Để xem thiết bị còn bất kỳ khe cắm thêm Ram hay không mà không cần phải tháo máy: lshw -short -C memory | grep -i empty
– Kiểm tra xem bộ nhớ VGA (card đồ họa) bao nhiêu thì trước tiên bạn phải gõ dòng lệnh liệt kê tất cả các thiết bị VGA: lspci | grep -i vga
– Sau khi hiển thị ra các card VGA trên thiết bị thì chúng ta gõ dòng lệnh sau để hiển thị thông tin card VGA: lspci -v -s 00:02.0 (card VGA của mình mã số 00:02.0)
– Cuối cùng, để biết tổng dung lượng bộ nhớ là bao nhiêu; sử dụng bao nhiêu; còn trống bao nhiêu (tính bằng đơn vị Megabytes) thì sử dụng dòng lệnh: free -m
– Bạn có thể xem tất cả các tiến trình thiết bị đang hoạt động như CPU, Memory, Network, … bằng dòng lệnh sau:
+ top
+ htop
4. Disks, filesystems, and devices (Kiểm tra ổ đĩa, tập tin hệ thống và thiết bị):
– Hiển thị thông tin ổ đĩa: lshw -short -C disk
– Hiển thị thông tin chi tiết về ổ đĩa SATA như mã ổ đĩa, số sê-ri, …: hdparm -i /dev/sdX (X là phân vùng thiết bị)
– Liệt kê tất cả các phân vùng trên thiết bị đã xác định cùng với kích thước từng phân vùng: lsblk
– Hiển thị chi tiết tất cả các phân vùng bao gồm kích thước, kiểu định dạng phân vùng, số ID, …: fdisk -l
– Hiển thị khi hệ thống Linux khởi động, phân vùng nào được gắn kết vào bộ khởi động GRUB và định dạng phân vùng của nó, mã định danh (UUID) là gì: blkid
– Hiển thị phân vùng gắn kết, kích thước, tình trạng sử dụng, gắn kết vào đâu: df -m
– Cuối cùng, liệt kê chi tiết chuẩn kết nối USB và PCI:
+ lsusb
+ lspci
5. Network (Mạng) :
– Xem chi tiết về phần cứng của card mạng: lshw -C network
– Hiển thị thông tin về từng cổng giao tiếp mạng:
+ ifconfig hoặc ifconfig -a
+ ip link show
+ netstat -i
– Xem chi tiết 1 cổng giao tiếp ví dụ cổng etho0: ifconfig etho0
– Hiển thị cổng mặc định (default gateway), bảng định tuyến (routing tables):
+ ip route | column -t
+ netstat -r
+ route
6. Software (Phần mềm) :
– Xem thông tin về BIOS: dmidecode -t bios
– Xem thông tin về Kernel: uname -a
Hướng dẫn đến đây là hoàn tất, chúc các bạn thao tác thành công!